Quy trình xây dựng và kinh nghiệm xây nhà tất tần tật

Quy trình xây dựng và kinh nghiệm xây nhà tất tần tật

Kinh nghiệm xây nhà không phải là điều mà bất cứ ai cũng có, ngay cả với người đã làm nhà lần 1, lần 2. Bởi xây dựng là một ngành đặc thù đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kỹ thuật mới nắm bắt hết được khối lượng công việc đồ sộ trong suốt quá trình xây nhà.

Bài viết này Đất Thủ xin chia sẻ những kinh nghiệm xây nhà mới. Từ đó hỗ trợ anh chị trong việc tìm kiếm một giải pháp xây nhà tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình theo năm tháng. Đất Thủ cũng cấp Dịch vụ xây nhà trọn gói – Chìa khóa trao tay. Đây là giải pháp xây nhà trọn vẹn và tiết kiệm chi phí thích hợp cho mọi gia đình.

Xây nhà có đơn giản không?

Trên lý thuyết, xây nhà gồm hai quá trình:

  • Xây thô (là quá trình tạo ra kết cấu khung nhà)
  • Xây hoàn thiện (là quá trình trát vữa, lát gạch, sơn tường,… để hoàn thiện nhà)

Điều này tưởng như rất đơn giản, chỉ có điều sự đơn giản ấy sẽ đúng với những người thợ lâu năm trong nghề. Bởi với kỹ thuật xây nhà đã được tích lũy từ nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ mới tạo cho họ những kỹ năng, kinh nghiệm đó.

Xây nhà chưa bao giờ đơn giản ngay cả với gia chủ đã có kinh nghiệm xây nhà lần đầu.

Ví dụ như việc trát vữa giữa những viên gạch khi xây nhà là điều rất đơn giản. Nhưng nếu thợ xây dựng không có kinh nghiệm sẽ làm rất tốn xi măng và cũng không đảm bảo bền chắc.

Các chủ nhà thường nghĩ xây nhà đơn giản. Được đánh giá bằng việc nhìn vào gạch, những viên gạch ấy có xây thẳng hàng không. Các góc cạnh chi tiết vuông vức, chắc chắn. Tường sơn phết đều, láng mịn…Nhưng thật sự xây nhà không hề đơn giản.

Kinh nghiệm xây nhà mới

Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm khi xây nhà. Nhưng trong phạm vi hạn hẹp của bài viết. Đất Thủ xin chia sẽ vài kinh nghiệm nhỏ.

Một quy trình xây nhà sẽ gồm:

  • Thi công móng
  • Xây khung thô cho ngôi nhà
  • Xây hoàn thiện (tô trát, lát gạch, lắp đặt các thiết bị điện, vệ sinh)

Quy trình thi công một ngôi nhà.

Kinh nghiệm thi công móng nhà

Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao, kết cấu của công trình cùng với tính chất các tầng đất để quyết định sử dụng loại móng phù hợp. Có bốn loại móng thường dùng:

– Móng đơn: độ chịu lực ở giới hạn trung bình, có thể sử dụng móng đơn cho nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng.

Móng đơn ngoài công trình thực tế.

– Móng bè:  thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm.

Móng bè ngoài công trình thực tế.

– Móng băng: khả năng chịu lực của loại móng này khá tốt và là loại móng hay dùng nhất.

Móng băng giao thoa.

– Móng cọc: thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt mà giá thành thì hợp lý nên các chủ nhà, thợ thầu cũng thường ưu ái cho loại móng này.

Móng cọc đang trong giai đoạn thi công.

Cái loại móng trên là dựa theo phương pháp thi công để phân chia. Còn nếu chia theo vật liệu, cách chế tạo, đặc tính tác dụng tải trọng thì lại ra tên các loại móng khác.

Để lựa chọn được loại móng phù hợp, công ty xây dựng hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm xây nhà nhiều năm mới có những tính toán nền đất phù hợp. Từ đó mới cung cấp được giải pháp thi công phù hợp tránh lún nứt cho công trình nhà phố sau này.

Cốt pha, cốt thép, bê tông

Cốt pha, cốt thép, bê tông hiện diện xuyên suốt quá trình xây dựng, ngay từ khâu thi công móng. Nếu không đề cập đến chúng thì quả là một thiếu sót lớn. Vì vậy, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu sơ lược về chúng nhé.

Trong đồ chơi Lego, những mảnh nhựa đã định hình được ghép với nhau, tạo thành công trình theo ý đứa trẻ. Để cho dễ hiểu, chúng ta coi bộ ba cốt pha, cốt thép, bê tông là những thứ cần để tạo ra mảnh Lego. Chỉ khác đây là bê tông cốt thép và bản thân chúng có nhiệm vụ, yêu cầu riêng tùy giai đoạn.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *