Xây cột giữa nhà: Có phạm phong thủy không và cách xử lý ra sao?
07/01/2021Ở một số công trình nhà ở, do vị thế nên bắt buộc phải xây dựng cột giữa nhà. Thế nhưng, trong phong thủy đây là một điều không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Vậy nên xử lý cột giữa nhà như thế nào là điều mà nhiều người băn khoăn. Nếu nhà bạn sở hữu thiết kế như vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Phong thủy luôn là yếu tố được chú trọng trong các công trình (ảnh minh họa)
Trong phong thủy cột giữa nhà ảnh hưởng như thế nào?
Phong thủy ảnh hưởng nhiều đến vạn vật trong cuộc sống, đặc biệt là trong thiết kế, xây dựng nhà ở. Trong đó, cột giữa nhà có mối liên hệ mật thiết đến gia chủ. Cột nhà có hai loại phổ biến, chính là cột độc lập và cột nhà liên tường. Theo quan niệm phong thủy, nếu các cột này được xây ngay vị trí trung cung (giữa nhà) sẽ gây ra ảnh hưởng xấu.
Theo phong thủy, cột giữa nhà có thể đem đến những điều không may mắn
Xét về hình dạng, có loại loại cột là cột vuông và cột tròn. Vì có nhiều góc cạnh nên cột vuông có mức độ ảnh hưởng nhiều hơn. Theo quan niệm phong thủy, cột vuông không những gây ra các vấn đề về sức khỏe mà còn đe dọa đến tính mạng của người trụ cột gia đình. Các thành viên thường xuyên cãi vã, gây xung đột với nhau, công việc làm ăn không như ý. Tất nhiên, đây chỉ là thông tin tham khảo nhưng nó sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tinh thần của gia chủ.
Cột tròn giữa nhà không gây nhiều ảnh hưởng đến gia chủ như cột vuông
So với cột vuông, cột tròn ít gây hại hơn. Thế nhưng nếu nhà xây dựng cột vuông đối diện cửa chính hay cửa ra vào giữa các tầng, có thể mang điều đại hung cho cả nhà. Hoặc cũng có thể gây mất mát bất ngờ.
Cách xử lý cột giữa nhà theo phong thủy
Với những ngôi nhà không thể dỡ bỏ cột giữa nhà do ảnh hưởng đến kết cấu, cách tốt nhất là nên xử lý cột.
Xử lý cột liên tường giữa nhà
Thiết kế bình phong, chậu cây cảnh lớn để xóa bỏ cột giữa nhà
Sử dụng rèm cửa, bình phong hay chậu cây cảnh lớn là một trong những cách xử lý cột giữa nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả. Đặc biệt, vách ngăn là nội thất được sử dụng nhiều hơn cả vì vừa có thể che cột, vừa tăng tính thẩm mỹ. Ngoài ra, có thể dùng giá sách, kệ tủ để xóa bỏ cột liên tường giữa nhà.
Xử lý cột độc lập
Với những gia đình bố trí cột độc lập hình vuông, cách xử lý cột dễ nhất chính là thiết kế các dây leo quấn quanh cột để che đi 4 góc cạnh. Đây cũng là giải pháp tạo ra không gian mới lạ cho gia đình cũng như phát huy tính thẩm mỹ.
Nếu cột tròn được bố trí đối diện với cửa chính thì cần sử dụng bình phong để hóa giải phong thủy
Một cách khác được nhiều chuyên gia phong thủy gợi ý là sử dụng gương bao quanh cột. Gương có thể làm đổi tính chất của cây cột. Thế nhưng, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì nên chú ý cách làm này bởi vỡ gương có thể là điều không may. Một cách hóa giải nữa là áp dụng kiến trúc nối cột cho căn nhà. Cột và bức tường kế bên sắp xếp thêm giá sách, quầy bar và kệ tủ trang trí là cách làm hay ho.
Với những cột nhà tròn ốp đá, nếu cột không đối diện trực tiếp với cửa chính thì không cần phải xử lý. Bởi vì không có góc nhọn nên ít ảnh hưởng đến gia đình. Trong trường hợp cột đối diện với cửa chính thì làm tương tự như cột liên tường. Hoặc có thể sử dụng bình phong.
Thiết kế nhà không cột hay “giấu” cột trong tường
Với những công trình dân dụng, các kiến trúc sư thường thiết kế khung chịu lực bằng bê tông cốt thép. Khoảng cách giữa mỗi cột từ vài mét cho đến 5,6 mét. Sở dĩ xây dựng như vậy là để các cột có kích thước vừa phải, không tốn nhiều vật liệu. Hơn nữa, do căn nhà thường được chia làm nhiều phỏng nên các cột sẽ nằm “ẩn” trong tường.
Cấu trúc không cột mang tính đột phá, đem đến không gian sống mở cho cả ngôi nhà
Tuy nhiên, để phong thủy căn nhà tốt nhất, hiện nay, cấu trúc nhà không cột đang rất được ưa chuộng. Với kiến trúc này, tất cả cột giữa nhà sẽ được thay thế bằng hai bức tường chịu lực chính chạy dọc theo hai đầu nhà. Mặt sàn giữa các tầng sẽ được bố trí một cách tự do và được nâng đỡ bởi các đà lớn chịu lực liên kết vào tường.
Thiết kế nhà không cột độc đáo với đầy đủ nội thất
Thiết kế này đem lại mặt tiền mở cho không gian ngôi nhà, cho phép bố trí cửa kính trong suốt kéo dài bề ngang. Cũng do cấu trúc không cột, khu vực sinh hoạt chung trở thành không gian nội thất được phát triển theo đủ các hướng ngang, dọc và cao. Không gian không bị ràng buộc bởi các cột giữa nhà tạo nên góc nhìn đầy cảm hứng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Sắp xếp đồ nội thất tinh tế, đẹp mắt với nhà không cột
Thế nhưng, giải pháp này có giá thành cao và quá trình thi công phức tạp, đòi hỏi tay nghề thiết kế phải giỏi.
Cách xây cột giữa nhà hợp phong thủy
Theo khái niệm phong thủy, cột nhà mang đến những điều không lành, không may mắn. Thế nhưng, nếu kiến trúc nhà ở bắt buộc phải có thì khi xây dựng nên chú ý những điều sau:
Biết cách xây dựng, thiết kế cột giữa nhà vừa hợp phong thủy vừa mang tính thẩm mỹ cao
- Không bố trí cột nhà đối diện với cửa chính
- Không sử dụng cột vuông bởi vì các góc nhọn của cột sẽ cản trở sự di chuyển của các luồng khí và ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ.
- Không sắp xếp đồ nội thất như sofa, bàn ăn, tủ trang trí giữa hai cột. Điều này có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài vận cho gia đình.
- Nếu cột nhà liền với xà ngang, không nên đặt bất kỳ vật dụng gì dưới xà ngang để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, sự hòa thuận giữa các thành viên.
- Tránh xây dựng cột nhất có thể.
Không nên xây dựng quá nhiều cột giữa nhà để ngôi nhà có phong thủy tốt nhất
Bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến cột nhà. Hy vọng rằng qua đây, bạn sẽ biết được cách xử lý cột giữa nhà hợp phong thủy, để tránh những điều xui rủi đến gia đình nhé. Hoặc có thể áp dụng lối kiến trúc xây nhà không cột nhé.
Trả lời