Nhà cấp 4 là gì? Cách xây nhà cấp 4 không đụng hàng

Nhà cấp 4 là gì? Cách xây nhà cấp 4 không đụng hàng

Bạn có nghe về nhà cấp 4 không? Vậy nhà cấp 4 là gì? Bạn hiểu rõ về đặc điểm, thiết kế nhà cấp 4 như thế nào và nó khác vơi những loại hình nhà ở khác ra sao? Cùng An Phú Thịnh tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

Nhà cấp 4 là gì?

1. Khái niệm nhà cấp 4 trong dân gian

Theo quan điểm truyền thống, nhà cấp 4 được hiểu là loại nhà có kết cấu vững chắc, chịu lực tốt với khoản chi phí tương đối thấp. Nhà được làm bằng gạch hoặc bằng gỗ, thường có tường bao che hoặc vách tường ngăn bằng gạch hay có hàng rào cây cối trồng xung quanh.

Mái nhà thường được xây dựng bằng vật liệu là ngói, tấm lợp vật liệu xi măng, hay đơn giản là mái được làm từ tre, nứa, gỗ, rơm rạ. Thông thường, thời gian sử dụng của nhà cấp 4 thấp, khoảng xấp xỉ 30 năm.

2. Định nghĩa nhà cấp 4 theo từ điển

Trong từ điển Tiếng Việt không có nêu rõ định nghĩa thế nào là nhà cấp 4, chỉ có khái niệm Nhà là công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để sử dụng vào một việc nào đó.

Do đó, bạn có thể hiểu rằng Nhà cấp 4 là công trình xây dựng có mái, có tường vách bao bọc xung quanh để ở hay để sử dụng vào một việc nào đó được phân loại dựa trên một số tiêu chí nhất định về kết cấu, diện tích, công năng sử dụng.

3. Khái niệm nhà cấp 4 theo pháp luật quy định

Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ thì nhà cấp 4 được định nghĩa là nhà có diện tích sàn sử dụng dưới 1000m2 hoặc chiều cao nhỏ hơn 3 tầng.

Tuy nhiên, do dễ xảy ra sự nhầm lẫn trong việc phân biệt nhà cấp 4 với các loại khác thì định nghĩa này đã được thay đổi, dựa trên thông tư số 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình căn cứ vào kết cấu chịu lực của công trình để phân cấp. Theo đó, Nhà cấp 4 được định nghĩa là nhà có chiều cao xây dựng từ 6 mét trở xuống, số tầng cao xây dựng là 1 tầng, được xây dựng trên tổng diện tích sàn nhỏ hơn 1000 m2 và nhịp kết cấu nhà cấp 4 lớn nhất bé hơn 15 mét.

4. Nhà cấp 4 tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, Nhà cấp 4 gọi là Four-level house hay House roof, là một trong những dạng nhà rất phổ biến tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Hầu hết tập trung ở các khu vực nông thôn. Kết cấu chịu lực cũng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, tự nhiên của từng khu vực.

Các loại nhà cấp 4 phổ biến

Nhà cấp 4 mái bằng

Nhà mái bằng là kiểu nhà được xây dựng và thiết kế mái theo kiểu đổ bằng bê tông, áp dụng với các ngôi nhà cấp 4 hiện đại , nhà cấp 4 nông thôn. Mái bằng có lớp kết cấu chịu lực, lớp tạo dốc, lớp chống thấm và lớp cách nhiệt. Chính vì vậy đảm bảo được tuổi thọ sử dụng vượt trội hơn so với nhiều mô hình thiết kế khác.

Ưu điểm của nhà mái bằng là phong cách hiện đại, trẻ trung, đơn giản. Thiết kế mái nhà kiên cố, có khả năng chống chọi thời tiết khắc nghiệt, và có thể tận dụng không gian mái làm sân thượng, đặt các thiết bị có kích thước và trọng tải nặng.

Nhà cấp 4 mái thái

Đây là một mẫu nhà có dạng mái Thái, có dạng mái xếp chồng lên nhau và dốc. Cấu trúc của mẫu nhà này bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che. Những bộ phận này đều theo kiến trúc Thái đặc trưng.

Ưu điểm của nhà mái thái là mang tính thẩm mỹ cao. Thiết kế mái có khả năng chống nóng, chống ẩm tốt, tránh tình trạng ứ đọng nước mưa.

Nhà cấp 4 với mẫu thiết kế gác lửng

Nhà cấp 4 gác lửng là một trong những thiết kế đẹp giúp vừa tận dụng không gian sống và diện tích nhà của gia chủ, vừa tạo ra sự mới mẻ, độc đáo trong kiến trúc.

Nhà cấp 4 kết hợp sân vườn

Việc thiết kế nhà cấp 4 kết hợp sân vườn là một thiết kế hoàn hảo, giúp đáp ứng nhiều nhu cầu sinh hoạt của gia đình, còn phù hợp với xu hướng sống hiện đại, thân thiện với môi trường ngày nay. Thông thường, loại nhà này được thiết kế theo phong cách Châu Âu cổ điển hay hiện đại, mang lại cảm giác mới mẻ cho gia đình.

Tại sao người ta lại chuộng xây nhà cấp 4

● Chi phí hợp lý

Mặc dù chi phí xây nhà cấp 4 thường không cố định, có sự giao động do sự khác nhau về thiết kế, diện tích, khu vực,… song hầu hết các mẫu nhà cấp 4 đều có mức chi phí xây dựng thấp, phù hợp với mức kinh tế của các gia đình Việt. Thông thường chi phí nằm ở mức từ 150 – 600 triệu đồng.

● Kết cấu, kiến trúc đơn giản

Yêu cầu về yếu tố kiến trúc của nhà cấp 4 không quá cầu kỳ, tuy nhiên vẫn đảm bảo được kết cấu ổn định, vững chắc và cả tính thẩm mỹ cho chủ nhà. Bên cạnh đó, nhờ cấu trúc đơn giản, việc cải tạo nhà cấp 4 cũng trở nên dễ hơn và chi phí thấp hơn.

● Không đòi hỏi kỹ thuật xây dựng cao, phức tạp

Với kết cấu, kiến trúc đơn giản, việc xây dựng thường không yêu cầu quá cao về yếu tố kỹ thuật, nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn cơ bản như sự an toàn, độ bền sử dụng nhà lên đến gần 30 năm cho người sử dụng.

● Thời gian hoàn thành công trình nhanh

Thông thường, thời gian hoàn thành công trình là khoảng 4 tháng trở lại, tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau mà thời gian có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn.

● Thiết kế đa dạng

Hiện nay, có rất nhiều thiết kế nhà cấp 4 đa dạng, mang nhiều phong cách khác khau, đến từ kiểu kiến trúc mang nét truyền thống Châu Á hay sự sang trọng hiện đại trong phong cách Châu Âu hay các kiến trúc cải biến,….

Quy định khi xây nhà cấp 4

  • Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm;
  • Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm);
  • Mái ngói hoặc Fibroociment;
  • Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp;
  • Tiện nghi sinh hoạt thấp.

Sự khác nhau giữa nhà cấp 4 và nhà cấp 1, 2, 3 là như thế nào?

1. Nhà cấp 1

  • Là loại hình nhà ở có thiết kế kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch và có niên hạn sử dụng trên 80 năm.
  • Tường và ngăn cách giữa các phòng được xây dựng bằng gạch hoặc bê tông cốt thép.
  • Mái nhà cấp 1 được xây dựng bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói có vật liệu cách âm cách nhiệt tốt.
  • Vật liệu hoàn thiện nhà bao gồm cả trong và ngoài đều được sử dụng bằng vật liệu tốt.
  • Tiện nghi sinh hoạt được trang bị đầy đủ và tiện lợi.
  • Không hạn chế số tầng.

So với nhà cấp 4 thì sự khác biệt tương đối rõ ràng, nhà cấp 4 chủ yếu dành cho các đối tượng có kinh tế trung bình hoặc thấp, còn nhà cấp 1 lại phù hợp với người có thu nhập cao với định giá lên đến hàng chục tỷ đồng.

  • Nhà cấp 1 thông thường sẽ có giới hạn từ 10.000m2 – 20.000m2 (nhà cấp 4 theo quy định chỉ được xây dựng tối đa 1000m2)
  • Nhà cấp 1 chiều cao giới hạn từ 20-50 tầng hoặc từ 75-200m (nhà cấp 4 giới hạn chỉ có 1 tầng)
  • Thời gian sử dụng quy định là trên 100 năm (nhà cấp 4 có niên hạn sử dụng tối đa là 30 năm)
  • Kết cấu chịu lực chủ yếu là từ bê tông cốt thép (nhà cấp 4 kết cấu chịu lực chủ yếu là gạch và gỗ)

2. Nhà cấp 2

  • Là loại hình nhà ở có kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch và có niên hạn sử dụng trên 70 năm
  • Tường và vách ngăn giữa các phòng của nhà cấp 2 được xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép
  • Mái che được lợp bằng ngói hoặc bằng Fibroociment có vật liệu cách nhiệt cách âm tốt
  • Vật liệu hoàn thiện nhà bao gồm cả trong và ngoài nhà đều được sử dụng bằng vật liệu tương đối tốt
  • Tiện nghi sinh hoạt như nhà bếp, phòng vệ sinh, nhà tắm, điện nước…được trang bị đầy đủ
  • Không hạn chế số tầng

Điểm chung giữa nhà cấp 2 và nhà cấp 4 đó chính là chất liệu hệ thống mái che bên trên đều sử dụng Fibroociment. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa 2 mẫu nhà này đó là:

  • Nhà cấp 2 bị giới hạn diện tích từ 10.000m2 – 20.000m2 (giới hạn diện tích xây dựng nhà cấp 4 theo quy định là 1000m2)
  • Chiều cao giới hạn nhà cấp 2 là từ 8-20 tầng (nhà cấp 4 giới hạn chiều cao chỉ có 1 tầng)
  • Nhà cấp 2 có tường rào bao vây được bao phủ bằng hệ thống bê tông cốt thép (nhà cấp 4 lại được bao phủ bằng tường rào bằng gạch hoặc cây cối)
  • Niên hạn sử dụng nhà cấp 2 là trên 70 năm (nhà cấp 4 có niên hạn sử dụng tối đa là 30 năm)

3. Nhà cấp 3

  • Là loại nhà có kết cấu xây dựng chịu lực với sự kết hợp giữa bê tông cốt thép và xin măng hoặc gạch xây, có niên hạn sử dụng trên 40 năm.
  • Vách ngăn và tường bao xung quanh bằng gạch.
  • Mái che được lợp bằng ngói hoặc bằng vật liệu có cách nhiệt cách âm tốt.
  • Sử dụng vật liệu hoàn thiện phổ thông.
  • Tiện nghi sinh hoạt bình thường.
  • Nhà cấp 3 cao tối đa 2 tầng.

Nhà cấp 3 và nhà cấp 4 có khá nhiều điểm tương đồng với nhau như chúng đều được xây bằng hệ thống bê tông cốt thép, hệ thống bao che nhà và tường chỉ cần sử dụng vật liệu bằng gạch là đủ, không cần bê tông cốt thép như nhà cấp 2 và phần mái che của cả nhà cấp 3 và 4 đều được lợp bằng ngói hoặc Fibroociment.

Tuy nhiên giữa 2 mẫu nhà này vẫn có 4 điểm khác biệt cơ bản đó là:

  • Diện tích nhà cấp 3 là từ 1000m2 – 5000m2 (nhà cấp 4 tối đa chỉ được 1000m2)
  • Chiều cao giới hạn của nhà cấp 3 là 4-8 tầng (nhà cấp 4 chỉ có 1 tầng)
  • Niên hạn sử dụng nhà cấp 3 là từ 20-50 năm (nhà cấp 4 có niên hạn sử dụng dưới 30 năm)
  • Chi phí xây dựng nhà cấp 3 thường cao hơn gấp 2 -2,5 lần so với nhà cấp 4

Kết luận

Trên đây An Phú Thịnh đã san sẻ nội dung những vấn đề liên quan tới thế nào là nhà cấp 4? Hy vọng rằng bạn sẽ mang thêm nhiều tri thức hữu ích về từng loại nhà để đưa ra quyết định xây nhà hoặc sắm nhà thích hợp nhất.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *