Quy trình đổ bê tông cột, sàn, dầm đúng kỹ thuật
04/12/2022Như bạn cũng đã biết cột, dầm, sàn là một trong những kết cấu chịu lực toàn bộ cho công trình xây dựng, vì vậy công trình này khi thực hiện luôn được nhiều người quan tâm. Bạn quan tâm tới quy trình thi công này thì tham khảo bài viết bên dưới của An Phú Thịnh!
Trước khi đổ bên tông cần chuẩn bị
- Cần phải tính toán nguyên vật liệu, nhân thực thi công, máy móc thiết bị sử dụng loại gì, số lượng bao nhiêu
- Tính toán thời gian đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng thi công thực hiện việc đổ bê tông.
- Khoanh vùng khu vực đổ bê tông an toàn, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân
- Dọn dẹp, dội nước cho sạch sẽ cốp pha, cốt thép.
- Kiểm tra lại các khuôn đúc có vấn đề gì không, ví dụ đúng kích thước, nguyên vẹn không bị vỡ thủng
- Kiểm tra kỹ về cốt thép, giàn giáo, sàn thao tác, tập hợp ván gỗ để làm sàn công cẩn thận
- Thường thì các công trình sẽ dùng máy đầm bàn để đổ bê tông sàn mỏng hơn chừng 30cm hoặc dầm sàn.
- Sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hay là chạy điện cho sàn dày hơn 30cm.
- Kiểm tra sàn đổ bê tông đã đạt đủ chuẩn về độ nhẵn và phải không ngập nước.
Quy trình đổ bê tông cột
- Thợ sẽ đưa bê tông vào khối đổ đi qua cửa đổ với máng đổ cẩn thận, đổ từ từ
- Đảm bảo rằng đổ bê tông với chiều cao rơi tự do xuống dưới không quá 2m kẻo văng hết ra xung quanh
- Đầm trong máy đầm theo phương thức thẳng đứng, sử dụng đầm dùi để thi công. Mỗi lớp bê tông được đổ phải có chiều sâu chừng 30-50cm, thời gian tiến hành đầm đạt khoảng 20-40s.
- Kết cấu trộn có cửa nên thợ đổ bê tông tới đâu phải bịt cửa lại tránh trào ra ngoài và đổ phần trên.
- Thực hiện việc đổ bê tông cột lớp dưới cột hay mắc lỗi bị rỗ do các cốt liệu to làm đọng lại ở đáy. Cho nên thợ đổ bê tông chú ý đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.
Quy trình đổ bê tông dầm
- Đổ bê tông dầm thì thợ chú ý để chiều cao dầm không vượt quá 50cm, trường hợp này thì hay đổ dầm cùng với bản sàn. Tùy từng đặc điểm công trình mà thợ có thể thay đổi kiểu đổ cho phù hợp. Với loại dầm đổ cao thì người ta không đổ theo bê tông theo từng lớp một suốt chiều dài mà đổ dạng bậc thang đoạn một chừng 1m
- Đổ bê tông khối dầm và bản sàn sẽ liên kết với cột, đổ bê tông cột tới độ cao cách mặt đáy dầm chừng 3-5cn thì ngừng lại khoảng hơn 1 giờ để ngót bớt mới đổ tiếp tục.
Quy trình đổ bê tông sàn
+ Sàn cũng có cấu tạo gần giống như dầm, nhưng sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn, do đó không cần cốt thép khung và đai . Chiều dày sàn nhà ở thông thường từ 8 đến 10cm . Bê tông sàn thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái , nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt .Phải đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi và thành một lớp , tránh hiện tượng phân tần có thể xảy ra.
+ Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2 n. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp .Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m , bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông vào dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn > khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này . Dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt sau khi đã đầm dùi kỹ.
+ Khối bê tông cần đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới, tức là đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu công trình. Đổ bê tông sàn bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần. Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha .Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức “ cuốn chiếu “ từng khu vực đã đổ được 15 phút.
Lưu ý khi đổ bê tông cột, dầm, sàn
* An toàn khi thi công: Khi tiến hành đổ bê tông, cần chú ý mạnh.
* Chú ý khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h 30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần được trộn lại. Tuy nhiên, không nên thêm nước vào. Vì vữa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm. Nếu trộn thêm nước, lượng nước thừa sẽ làm vữa bê tông bị nhão, giảm cường độ chịu lực
Kết luận
Sau tất cả, mọi điểm bê tông đều cần bảo dưỡng đúng cách và đúng quy trình. Mọi công nhân thi công đều phải đảm bảo an toàn lao động, có bảo hộ khi ở trên cao. Máy móc cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Để mang đến hiệu quả công việc tốt nhất. Chất lượng bê tông cao nhất. Hy vọng bạn đọc xong bài viết dưới đây thì bạn sẽ biết quá trình đổ bê tông khi xây nhà nhé!
Trả lời