Chống nứt tường hiệu quả 100% cho nhà bạn

Chống nứt tường hiệu quả 100% cho nhà bạn

Nứt tường là một hiện tượng xảy ra phổ biến hiện nay, nếu không xử lý kịp thời có thể gây hiện tưởng thấm dột nước, gây mất thẩm mỹ của ngôi nhà, hay hơn nữa là đến toàn bộ cấu trúc của ngồi nhà. Vậy nguyên nhân và cách xử lý chống nứt tưởng là bắt đấu từ đâu? Cùng Xây dựng An Phú Thịnh tìm hiểu chi tiết nhé!

Nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt

Tường nứt do yếu tố nhiệt độ, thời tiết

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết biến đổi thất thường nên dẫn đến hiện tượng dãn nở khi nóng, co vào khi lạnh. Điều này dẫn đến sự co giãn đột ngột của tường, tạo nên hiện tượng nứt. Ngoài ra, trời nóng gay gắt cũng làm nước trong vật liệu xây dựng bốc hơi nhanh chóng, chúng sẽ co lại dẫn đến tường bị nứt ngang, nứt dọc.

Tường nứt do nền móng yếu

Móng là bộ phận vô cùng quan trọng nhất trong ngôi nhà, nó quyết định đến tuổi thọ của công trình. Vì vậy, nếu địa điểm xây nhà có nền đất yếu thì việc lựa chọn hệ thống móng vững chắc là điều rất cân thiết. Nếu không, chất lượng công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và hiện tượng nứt tường sẽ xảy ra.

Tường nứt do sơn trát không kỹ

Việc sơn, trát không đạt tiêu chuẩn được coi là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tường nhà bị nứt ngang. Bởi thông thường, những vết nứt sẽ xảy ra ở vị trí lớp trát không đạt tiêu chuẩn, khi gạch men và gạch bê tông xây không được khớp nhau.

Tường nứt do thời gian sử dụng lâu

Mọi vật đều có tuổi thọ của nó và tường nhà cũng không ngoại lệ. Tuổi thọ cao thì kết cấu về cột, dầm, móng, gạch…cũng sẽ bị mục, nát, gãy, lún.. nên xảy ra hiện tượng nứt ngang cũng là điều dễ hiểu.

Tường nứt do tác động của ngoại lực

Nguyên nhân khiến tường bị nứt nhanh chóng dù cho mới xây đó là tác động của lực bên ngoài như búa đập mạnh, khoan tường không đảm bảo. Thường các vết nứt này xuất hiện ở các mép cửa, cánh cửa, có thể khắc phục nhanh chóng.

Xem thêm: Xử lý chống thấm tường vào mùa mưa

Những biện pháp chống nứt cho ngôi nhà của bạn

Đối với vết nứt nhỏ (vết nứt chân chim)

– Đục lớp hồ cũ dọc theo rãnh khe nứt chân chim trên tường.

– Làm vệ sinh sạch sẽ.

– Tưới ẩm bằng nước sạch.

– Bịt lại bằng vữa già xi măng, cát mịn.

– Đợi 7 – 10 ngày rồi sơn trát hoàn thiện tường.

Đối với vết nứt lớn

  1. Trám vết nứt bằng vữa sửa chữa Monos

  • Phạm vi áp dụng: Vết nứt đã lâu, không còn nứt nữa
  • Ưu điểm: Đồng nhất vật liệu bê tông, dễ dàng phủ sơn che giấu vết sửa chữa
  • Nhược điểm: Không đàn hồi, nếu công trình nứt tiếp sẽ có nguy cơ xuất hiện vết nứt theo mạch thi công sửa chữa
  • Thi công: Mở rộng miệng vết nứt và vệ sinh, tạo ẩm. Sau đó trát lại bằng vữa sửa chữa Monos. Làm phẳng, đợi khô thì sơn lại.
  1. Trám vết nứt bằng keo Flex

  • Phạm vi áp dụng: Vết nứt còn khả năng nứt tiếp
  • Ưu điểm: Có khả năng kéo dãn. Khi miệng vết nứt rộng hơn, keo có thể che kín chúng ở giới hạn nhất định.
  • Nhược điểm: Mất thẩm mỹ do lộ vết sửa chữa
  • Thi công: Mở rộng miệng vết nứt và vệ sinh, để khô ráo. Trám vết nứt bằng keo, mặt phẳng. Đợi khô thì mài nhẵn nếu cần rồi sơn lại.
  1. Trám vết nứt bằng keo PU

  • Phạm vi áp dụng: Vết nứt còn khả năng nứt tiếp, cần khả năng chống thấm
  • Ưu điểm: Có khả năng giãn nở. Khi miệng vết nứt rộng hơn, keo có thể che kín chúng.
  • Nhược điểm: Chỉ thi công bên trong. Chi phí cao và tốn công. Không dùng cho những vết nứt quá nhỏ dưới 1 mm
  • Thi công: Khoan lỗ, cắm kim bu lông chuyên dụng và trám kín. Bơm keo từ dưới lên bằng máy bơm áp lực. Đợi keo khô thì cắt kim rồi sơn lại.

  1. Quét màng đàn hồi che vết nứt

  • Phạm vi áp dụng: Vết nứt còn nứt tiếp
  • Ưu điểm: Thi công nhanh, dễ làm
  • Nhược điểm: Chi phí cao nếu quét toàn bộ tường. Chỉ sử dụng tốt khi vật liệu kháng UV.
  • Thi công: Mài, vệ sinh bề mặt tường. Sử dụng lưới phù hợp với vật liệu tạo màng. Quét màng 2 lớp theo phương vuông góc, hoặc lăn, phun. Đợi khô thì sơn lại.
  1. Sử dụng tấm ốp che tường

  • Phạm vi áp dụng: Trong nhà
  • Ưu điểm: Thi công nhanh, dễ làm, chi phí hợp lý
  • Nhược điểm: Mất thẩm mỹ, nguy cơ độc hại
  • Thi công: Ốp, ghép tấm đơn giản

Trên đây là một số biện pháp chống nứt tường bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho công trình của bạn. Nhưng chúng tôi khuyên bạn, nếu bạn không quá am hiểu sâu về nó thì hãy nên nhờ đến thợ trợ giúp.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *