Thi công xây dựng – Đảm bảo chất lượng, tiến độ!
29/04/2023Bất kỳ một dự án nào mọc lên cũng sẽ xuất hiện bàn tay của một đội thi công xây dựng. Tùy theo quy mô dự án mà đội thi công xây dựng sẽ là một hoặc nhiều đơn vị thầu khác nhau. Bài viết ngày hôm nay An Phú Thịnh chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm về thi công xây dựng cũng như một số lưu ý khi tiến hành thi công công trình.
Khái niệm thi công xây dựng là gì?
Theo Bộ Luật Xây Dựng 2022, thi công xây dựng công trình là hoạt động bao gồm tạo dựng, xây dựng và lắp đặt các thiết bị mới dành cho công trình xây dựng lần đầu. Và các hoạt động: cải tạo, tu bổ, sửa chữa, phục hồi, phá dỡ và bảo trì công trình đang xây dựng.
Hoạt động xây dựng là thành phần chính trong quá trình xây dựng công trình và góp phần quan trọng trong hoàn thiện kết quả cuối cùng của công trình xây dựng.
Yêu cầu khi tham gia thi công xây dựng
Khi tiến hành thi công xây dựng, đơn vị thầu xây dựng cũng như chủ đầu tư cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cụ thể như:
Thi công xây dựng đúng thiết kế
Công ty xây dựng có trách nhiệm thi công theo đúng thiết kế đã được chủ đầu tư và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thi công xây dựng an toàn
Đơn vị xây dựng cũng phải đảm bảo thi công an toàn. Công trình đang xây dựng nhưng vẫn phải đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn điện, PCCC, bảo vệ môi trường và đặc biệt là an toàn lao động theo đúng quy định của cơ quan Nhà Nước.
Sử dụng vật tư hợp lý và tiết kiệm
Trong quá trình tập kết vật tư, thầu xây dựng phải đối chiếu chính xác nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại, khối lượng và số lượng vật tư. Đồng thời, cân đối số lượng tập kết tại công trình hợp lý tránh gây ùn tắc.
Nhà thầu phải bám sát thiết kế, bản vẽ xây dựng để có số lượng và chủng loại chính xác, tránh tình trạng nhập hàng loạt nhưng sai chủng loại gây lãng phí không đáng.
Nhận thi công xây dựng theo đúng năng lực
Công ty xây dựng phải nhìn nhận đúng năng lực doanh nghiệp: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trước khi quyết định nhận thầu một công trình. Bởi, chính bản thân doanh nghiệp sẽ là người chịu trách nhiệm trước kết quả cuối cùng. Một lần hoàn thành không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu mà doanh nghiệp cố gắng gầy dựng bấy lâu.
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn đơn vị thi công xây dựng
Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu:
- Tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm thi công của nhà thầu trong các dự án có quy mô và hạng mục tương tự dự án của bạn.
- Kiểm tra các công trình thi công trước đây của nhà thầu để đánh giá chất lượng thi công và khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn.
- Đánh giá năng lực kỹ thuật và trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự nhà thầu.
Uy tín và năng lực tài chính:
- Xác minh uy tín của nhà thầu thông qua các đánh giá từ khách hàng cũ, các đối tác liên quan và các cơ quan chức năng.
- Tìm hiểu về năng lực tài chính của nhà thầu để đảm bảo họ có đủ khả năng để thực hiện dự án của bạn.
- Tham khảo các báo cáo tài chính và kiểm toán của nhà thầu (nếu có).
Khả năng quản lý dự án:
- Đánh giá khả năng quản lý dự án của nhà thầu, bao gồm khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát tiến độ thi công.
- Tìm hiểu về quy trình quản lý dự án của nhà thầu và đảm bảo họ có hệ thống quản lý hiệu quả để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ.
- Gặp gỡ đội ngũ quản lý dự án của nhà thầu để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của họ.
Chính sách bảo hành:
- Tham khảo kỹ chính sách bảo hành của nhà thầu đối với các hạng mục công trình thi công.
- Đảm bảo nhà thầu cam kết bảo hành cho các lỗi thi công và vật liệu xây dựng trong thời gian hợp lý.
- Yêu cầu nhà thầu cung cấp bảo hiểm trách nhiệm thi công để đảm bảo bạn được bồi thường trong trường hợp xảy ra sự cố.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số yếu tố khác như:
- Giá cả thi công: So sánh giá cả của nhiều nhà thầu khác nhau để có được mức giá hợp lý nhất.
- Các điều khoản hợp đồng: Đọc kỹ các điều khoản hợp đồng thi công trước khi ký kết để đảm bảo quyền lợi của bạn.
- Giao tiếp và thái độ phục vụ: Lựa chọn nhà thầu có thái độ làm việc chuyên nghiệp, cởi mở và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của bạn.
Dịch vụ thi công xây dựng trọn gói
Xây dựng nhà dân dụng:
- Xây dựng nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự
- Xây dựng nhà chung cư
- Sửa chữa, cải tạo nhà cũ
- Nâng cấp, mở rộng nhà
- Xây dựng nhà xưởng, kho bãi
Xây dựng công trình công nghiệp:
- Xây dựng nhà máy, xí nghiệp
- Xây dựng kho bãi, bến bãi
- Xây dựng trạm điện, trạm nước
- Xây dựng cầu, đường, hầm
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng hệ thống cấp nước, thoát nước
- Xây dựng hệ thống điện, chiếu sáng
- Xây dựng hệ thống giao thông
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải
Cải tạo, sửa chữa công trình:
- Sửa chữa nhà cửa, chung cư
- Chống thấm, dột
- Sơn nhà
- Lắp đặt điện nước
- Cải tạo nội thất
Quy trình thi công xây dựng chuyên nghiệp
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn miễn phí
Bước 2: Khảo sát thực tế và lập dự toán
Bước 3: Ký kết hợp đồng thi công
Bước 4: Thi công xây dựng
- Thi công phần thô
- Thi công phần hoàn thiện
Bước 5: Nghiệm thu
Tổng kết
Trong quá trình thi công xây dựng, công ty xây dựng là đơn vị chịu trách nhiệm chính cho an toàn công trình. Điều này bao gồm cả thiết bị/máy móc thi công, tài sản, con người, công trình liền kề cho đến các công trình ngầm phía dưới.
Đứng trước mọi hoạt động cần lường trước rủi ro và có phương án dự phòng để hạn chế thiệt hại tối đa về người và tài sản, tối thiểu rủi ro trong suốt quá trình thi công xây dựng.