Thấm dột trần nhà nhanh chóng, hiệu quả – Bảo hành trọn đời

Thấm dột trần nhà nhanh chóng, hiệu quả – Bảo hành trọn đời

Tại sao nhà thấm dột trần nhà? Bạn có thấy khó chịu khi trần nhà mái và sàn nhà bị thấm dột không? Khắc phục như thế nào? Cùng Xây dựng An Phú Thịnh tìm hiểu về thấm dột trần nhà nhé!

Hiện tượng cho thấy thấm dột trần nhà

Khi bạn thấy trần nhà có nhiều vết rạn nứt hình chân chim, trần nhà chuyển màu, xuất hiện vết ố vàng, có chỗ bị đọng nước lại nhỏ giọt xuống dưới, hoặc bị mốc có rêu xanh,… đây chính là những biểu hiện của nhà bị ngấm nước.

Nguyên nhân trần nhà bê tông bị thấm

  • Trần nhà bị rò rỉ, rạn nứt do nước thấm xuống từ đường ống dẫn nước, nhà vệ sinh tầng trên thông qua sàn bê tông.
  • Trần xi măng bị xuống cấp hoặc đường ống nước ngầm xuống cấp gây rò rỉ nước và thấm dột ra bên ngoài.
  • Khi thông cống không thực hiện các biện pháp chống thấm hợp lý và đúng kỹ thuật
  • Hiện tượng thấm dột xảy ra phổ biến ở những ngôi nhà cũ đã xuống cấp, khu vực ban công sân thượng hoặc nhà tắm, nhà vệ sinh.
  • Hệ thống thoát nước trong gia đình kém nên nước đọng lâu ngày trên trần nhà gây thấm dột.

Một số cách chống thấm trần nhà bê tông

Dùng Sika

Ưu điểm:

  • Sản phẩm chống thấm Sika đều ở dạng lỏng nên dễ thi công
  • Khả năng thẩm thấu nhanh chóng, hình thành màng chống nước tốt
  • Hiệu quả chống thấm triệt để cho mọi công trình
  • Không kén bề mặt thi công, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp
  • An toàn, thân thiện với sức khỏe con người
  • Có thể ứng dụng rộng rãi tại các vị trí như: sàn mái, tường, trần nhà, tầng hầm, bể bơi.

Cách thi công:

Bước 1: Đổ trực tiếp Sika Latex và vữa đã trộn vào khe nứt, rãnh hoặc lỗ hổng xuất hiện trên trần nhà.

Bước 2: Phủ 1 lớp phụ gia chống thấm

Bước 3: Quét thêm 2 lớp hóa chất chống thấm cho trần nhà và thời gian quét cách nhau từ 3 – 5 tiếng tùy thuộc vào độ khô ráo.

Bước 4: Bơm nước để kiểm tra lại trần nhà xem còn thấm dột hay không là hoàn thành.

Dùng nhựa đường

Ưu điểm:

  • Nhựa đường có khả năng bám dính cao
  • Tính đàn hồi tốt, dẻo dai giúp xử lý các vết nứt nẻ trên trần nhà hiệu quả.

Cách thi công:

Bước 1: Vệ sinh trần nhà sạch sẽ, loại bỏ những vết bẩn, vôi vữa còn sót lại rồi quét 1 lớp primer gốc nhựa đường lên bề mặt rồi đợi khô.

Bước 2: Quét nhựa đường lên trần nhà. Khi quét dùng tay miết mạnh để loại bỏ bong bóng khí bên dưới, tăng khả năng chống thấm.

Bước 3: Bơm nước lên trần nhà để kiểm tra khả năng chống thấm.

Bước 4: Trám 1 lớp xi măng 3cm lên bề mặt trần nhà để đảm bảo khả năng chống thấm tuyệt đối.

Dùng sơn chống thấm

Ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm tương đối cao
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ.

Cách thi công:

Bước 1: Vệ sinh trần nhà sạch sẽ để khi sơn chống thấm không bị loang lổ.

Bước 2: Quét sơn chống thấm lên trần nhà và đảm bảo phải lấp kín những chỗ nứt nẻ

Bước 3: Kiểm tra lại lớp sơn xem đã kín và đạt được tính thẩm mỹ chưa là xong.

Dùng keo chống thấm

Ưu điểm:

  • An toàn, hiệu quả với những bề mặt trần bê tông, mái tôn
  • Kéo dài tuổi thọ cho trần nhà
  • Tiết kiệm chi phí.

Một số loại keo chống thấm chất lượng mà bạn có thể sử dụng là: Keo chống thấm RTV, Acrylic, Silicone, Neomax 820, AS – 4001SG, Polyurethane,…

Cách thi công:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công

  • Bàn chải sắt, máy đục, máy thổi bụi, máy mài, kim bơm keo, máy khoan, phễu rót
  • Máy bơm keo epoxy áp lực cao
  • Keo chống thấm trần nhà
  • Keo trám SL 1401 để trám kín các vết nứt nẻ

Bước 2: Vệ sinh trần nhà

  • Sử dụng máy chà sàn để chà các vết nứt sau đó thổi sạch bụi bẩn bằng máy chuyên dụng
  • Đánh dấu những vết nứt bê tông để dễ dàng xử lý
  • Đánh dấu các vị trí khoan gắn kim bơm

Bước 3: Khoan trần và gắn kim bơm keo

  • Sử dụng máy khoan và khoan vào các vị trí đánh dấu từ trước (mỗi lỗ khoan cách nhau 15-20cm). Khoan xuyên theo góc dọc của vết nứt và lỗ khoan phải xuyên qua vết nứt.
  • Đặt kim bơm keo vào các lỗ khoan rồi xiết chặt lại
  • Trám keo SL 1401 vào trong vết nứt
  • Chờ keo trám khô thì tiến hành bơm keo chống thấm.

Bước 4: Bơm keo chống thấm dột

  • Trộn keo chống thấm theo tỷ lệ của nhà sản xuất sau đó gắn kim bơm vào máy
  • Bơm keo chống thấm vào các vết nứt trên trần nhà sao cho lấp đầy các vết nứt đó.
  • Khi keo khô hẳn thì tháo kim bơm keo
  • Trám lại lỗ khoan bằng phụ gia Sika Latex trộn vữa
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà.

Dùng phụ gia chống thấm

Ưu điểm:

  • Phụ gia chống thấm thường ở dạng lỏng nên có thể làm dẻo hồ, hạn chế rạn nứt trên bề mặt bê tông
  • Khả năng chống thấm cao

Cách thi công:

  • Đổ phụ gia vào xi măng và trộn theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất
  • Dùng vữa xi măng đó để đổ bê tông hoặc làm trần nhà là xong.

Dùng phương pháp khò nóng

Ưu điểm:

  • Chống thấm triệt để, hiệu quả
  • An toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường

Cách thi công:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ trần nhà

Bước 2: Đo cắt màng chống thấm cho phù hợp. Các mép nối màng cần chồng lên nhau khoảng 50-60mm.

Bước 3: Quét lớp lót primer gốc bitum lên bề mặt trần nhà để tăng độ bám dính cho màng chống thấm.

Bước 4: Dùng đèn khò gas để làm nóng bề mặt dưới của màng chống thấm tới khi chúng chảy mềm.

Bước 5: Những nơi mép màng chồng lên nhau thì dùng đèn khò đốt nóng chảy phần mép để tăng độ kết dính.

Bước 6: Bơm nước lên trần để kiểm tra và hoàn thành quy trình chống thấm.

Dùng màng chống thấm

Màng chống thấm là chất liệu được phủ lớp nhựa High Density Etilen trên bề mặt nên có khả năng chịu được nhiệt độ cao, tác động của môi trường và có khả năng chống thấm rất tốt.

Khi sử dụng bạn chỉ cần bóc lớp vỏ silicon bên ngoài sau đó dán màng chống thấm lên bề mặt trần nhà là xong.

Dùng Chất chống thấm CT-11A Plus Sàn

Ưu điểm:

  • Khả năng liên kết với vữa xi măng, bê tông cực tốt để bảo vệ trần nhà
  • Có khả năng chịu lực, chịu mài mòn, kháng kiềm, độ bền cao

Cách thi công:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt trần nhà

Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc, vữa xi măng trên bề mặt trần nhà để tăng cường khả năng bám dính của chất chống thấm.

Bước 2: Trộn xi măng và nước theo tỷ lệ 1:0,5

Bước 3: Trộn hỗn hợp ở bước 2 với 1kg chất chống thấm CT-11A và khuấy kỹ

Bước 4: Phủ từ 2 – 3 lớp hỗn hợp chống thấm lên trần nhà, mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng.

Các bước tiến hành chống thấm trần nhà bê tông chuyên nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn. Nếu trần nhà bám rêu, bạn nên loại bỏ hết rêu để tránh việc rò rỉ nước trong quá trình thực hiện.

Bước 2: Chống thấm trần nhà bê tông

Bước tiếp theo để tiến hành chống thấm đó là tạo một lớp vữa mỏng, sau đó quét lên bề mặt sàn bê tông để lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng.

Sau khi quét 2 lớp lên bề mặt bê tông, lớp đầu tiên khô sẽ tiến hành quét lớp thứ 2, mỗi lớp nên cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để bề mặt vữa khô và không xảy ra tình trạng thấm trở lại.

Bước 3: Sử dụng sản phẩm chống thấm lên trên

Sau khi 2 lớp vữa đã khô hoàn toàn sẽ tiến hành sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng lên trên. Nếu bạn phun 2 lớp lên, mỗi lớp cách nhau từ 3 – 4 phút, phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Tốt nhất nên phun chân tường cao lên khoảng 15 – 20cm sẽ hiệu quả hơn trong việc chống thấm.

Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng trần

Bước cuối cùng là tiến hành kiểm tra lại mặt trần sau khi đã chống thấm. Tốt nhất bạn nên thực hiện trong điều kiện thời tiết nắng ráo, tránh tình trạng mưa dầm sẽ ảnh hưởng đến công việc thi công cũng như hiệu quả sau khi thực hiện.

Các lưu ý khi thực hiện chống thấm trần mái bê tông

  • Biết được nguyên nhân gây thấm dột trần nhà để chọn phương án xử lý tốt nhất.
  • Tùy mức độ thấm dột sẽ chọn phương án xử lý khác nhau.
  • Xử lý bề mặt trước rồi mới tiến hành chống thấm. Đảm bảo bề mặt thật sạch sẽ để nâng hiệu quả chống thấm.
  • Chọn vật liệu chống thấm phù hợp.
  • Chọn đơn vị thi công uy tín.

Quý khách hàng có nhu cầu chống thấm dột trần nhà, sàn mái, ban công, nhà vệ sinh, bể bơi,… hãy liên hệ ngay với Xây dựng An Phú Thịnh để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *