Hành trình lột xác những căn nhà cũ kỹ và cái kết

Hành trình lột xác những căn nhà cũ kỹ và cái kết

Khi kinh phí có giới hạn, không đủ khả năng xây mới thì việc cải tạo và sửa chữa nhà trở thành giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên làm thế nào để đảm bảo thẩm mỹ và công năng sử dụng là việc không hề đơn giản. Tổng hợp 5 công trình cải tạo dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng sáng tạo cho ngôi nhà của mình.

Có diện tích 70m2 nhưng A  trước khi cải tạo không hề thoáng mát và rất tối tăm, thiếu sáng. Để khắc phục điều trên, các KTS đã lựa chọn phương án xây thêm 2 tầng lầu ngay trên móng nhà cũ cũng như tận dụng hiệu quả giếng trời sau nhà.


Không thể nhận ra đây cùng là ngôi nhà

Gia chủ yêu cầu KTS phải đưa tối đa mảng xanh vào trong không gian sống. Để hợp lý hóa ý đồ này, 2 trục cây xanh theo trục ngang và trục đứng đã được kết hợp với nhau để tạo nên hiệu quả thông gió cho ngôi nhà.

Cây cối, thiên nhiên tràn ngập khắp nhà


Không gian bên trong của nhà có hai lớp bảo vệ: lam gỗ mặt tiền và hệ thống cây xanh. Nhờ thế không khí trong nhà phần nào cũng được thanh lọc hiệu quả  


Giếng trời được lợp mái lấy sáng giúp ngôi nhà luôn có ánh sáng tự nhiên. Khi nắng chiếu trực diện, trần gỗ thưa và tán cây khế đảm nhận vai trò cản bớt nắng gắt

Được xây dựng từ năm 1960, là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của đại gia đình qua bao nhiêu thế hệ. Vì thế đây sẽ không chỉ đơn thuần là một công trình nhà ở, đó là một bài toán cần giải về sự hòa trộn giữa tính hiện đại – truyền thống, sự tiếp nối của quá khứ đến hiện tại và sẽ còn tiếp diễn đến tương lai.


Việc cải tạo  khó ở chỗ làm sao vẫn giữ được nét truyền thống, cái hồn xưa cũ trong không gian hiện đại

KTS đã lược bỏ phần mái ngói để thay vào đó là mái bằng. Không nâng thêm tầng, vẫn trung thành với kiểu nhà một tầng đơn giản. Không gian bên trong thay vì ngăn cách thành nhiều phòng được chia lại thành hai phần chính: phần không gian thờ cúng và phần cho sinh hoạt gia đình theo tỉ lệ 1:3.


Ngôi nhà có vẻ bên ngoài “xưa cũ” với cửa lùa bằng gỗ gụ


Không gian được phân cách bằng một bức tường. Trong gian thờ, những món đồ cổ được giữ lại nguyên vẹn


Phòng khách và phòng bếp đặt liên thông, bên cạnh đó là giếng trời được thiết kế như một khu vườn nhỏ

Ngôi nhà được đặt tên “Nhà thân thiện” bởi đây là một không gian sống ấm cúng, thân thiện với môi trường cũng như gắn kết các thành viên trong gia đình. Để biến căn hộ cũ 27m2 thành tổ ấm cho cặp vợ chồng sắp cưới, KTS đã chia đôi các không gian chức năng của một tầng thành hai phần riêng biệt, phía trước là không gian ở, phía sau là khu phụ.


Không gian ẩm thấp ban đầu do không có ánh sáng tự nhiên đã được thay thế hoàn toàn


Cách thiết kế mới giúp không gian tràn ngập ánh sáng

Tiếp đó để tạo ra các luồng gió đối lưu và ánh sáng tự nhiên, đặc biệt là tầm nhìn ra không gian xanh phía sau nhà, hướng cải tạo là phá bỏ đi hệ thống thang bê tông cũ, thay bằng hệ thang sắt, kết hợp với giếng trời và các hệ cửa kính mở ra phía sau nhà.


Hệ thống lấy sáng hợp lý giúp ngôi nhà không còn tối tăm


Bếp hướng ra ban công có cầu thang dẫn lên sân thượng


Không gian để “chill” của gia chủ và bạn bè

Dược xây dựng từ 15 năm trước và gần như bị bỏ hoang. Hiện tại, gia chủ muốn cải tạo ngôi nhà thành không gian có tính kết nối cao nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư đồng thời phải đưa thật nhiều cây xanh vào công trình. Để giải quyết mong muốn đó, KTS đã quyết định giữ lại khung nhà và thay đổi gần như toàn bộ không gian và hình thức.


Sau nhiều năm bị bỏ hoang, ngôi nhà đã lột xác hoàn toàn


Khu vườn phía trước nhà tạo khoảng đệm tránh sự ồn ào cho không gian bên trong

Ngoài không gian sinh hoạt chung, một khoảng trống ở giữa nhà đóng vai trò để cân bằng sự kết nối với thiên nhiên. Mọi người có thể cảm nhận được cây, ánh sáng, nắng gió và mưa khi di chuyển trong nhà.


Giữa không gian sinh hoạt chung là một khoảng giếng trời nhỏ 


Giếng trời cùng cầu thang ở giữa nhà kết nối các không gian, giúp mọi người cảm nhận được thiên nhiên ngay trong nhà


Không gian ăn uống bên ngoài trời ở tầng mái được bố trí cây xanh để tạo ra lớp vật liệu giúp tránh ánh nắng tự nhiên trực tiếp

Căn nhà sau thời gian dài sử dụng xuống cấp nghiêm trọng và ảnh hưởng tới an toàn sinh hoạt như dầm, thân tường thường xuyên xuất hiện nhiều vết nứt, ẩm mốc, mái dột… Việc cải tạo nhà gặp không ít khó khăn do khu đất xây dựng bị méo. Để gia cố lại ngôi nhà, các KTS đề xuất thay đổi vị trí cầu thang tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển cũng như giúp kết cấu nhà vững chắc hơn.


Căn nhà được “thay da đổi thịt” sau khi cải tạo

Các không gian khác cũng được cơi nới, phù hợp với công năng của từng khu vực. Khoảng thông tầng được tận dụng để trồng cây, họa tiết mai lan cúc trúc là điểm nhấn thiết kế chính cho toàn bộ ngôi nhà.


Cầu thang là sự thay đổi lớn nhất của ngôi nhà, được bố trí ngay sau bức tường của cửa ra vào. Dưới chân cầu thang có thiết kế như một phòng ngủ thông minh để ngả lưng thư giãn


Khoảng thông tầng có cây xanh giúp thanh lọc không khí cũng như tạo điểm nhấn cho căn nhà


Phòng khách và phòng ngủ được thiết kế liền mạch với hệ thống cửa lùa linh hoạt để ngăn cách không gian khi cần thiết


Không gian nhà luôn thông thoáng và được liên kết với nhau nhờ thiết kế cửa kính và khoảng thông tầng

Những công trình trên đều có lối kiến trúc cũ với cách bố trí truyền thống mang đến nhiều bất cập khi sử dụng, làm cho ngôi nhà tù túng và hạn chế ánh sáng tự nhiên. Qua thiết kế khéo léo của các KTS, tất cả đều thay đổi diện mạo theo đúng mong đợi của gia chủ về một nơi gọi là tổ ấm.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *