Trần thạch cao là gì? Kỹ thuật bả trần thạch cao siêu đẹp!

Trần thạch cao là gì? Kỹ thuật bả trần thạch cao siêu đẹp!

Bạn có nghe đến cụm từ trần thạch cao hay bả trần thạch cao không? Sơn trần thạch cao là một bước không thể thiếu để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình và độ bền cho phần trần. Nhưng sơn trần thạch cao như thế nào để đảm bảo hiệu quả. Bài viết này An Phú Thịnh sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn nhé!

Trần thạch cao là gì?

Nói đến trần thạch cao chắc chắn nguyên vật liệu chính của nó không thể thiếu thạch cao rồi đúng không nào? Đây là một loại vật liệu được sử dụng để làm trần nhà. Nó vừa đảm bảo được công năng sử dụng, vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cho căn nhà,

Kết cấu của loại trần này bao gồm khung xương và tấm thạch cao, sơn bả và một số vật tư phụ khác để tạo nên một kết cấu vững chắc. Nó có thể thay thế cho những loại trần khác như trần đúc, xi măng,…

Vì sao cần phải sơn trần thạch cao?

Tấm trần thạch cao thường có màu ghi xám, nên thường không được đồng nhất màu sơn của công trình. Vì vậy, cẩn đổi màu cho tấm thạch cao bằng quy trình sơn đúng cách, đảm bảo chất lượng sơn nội thất bám trên thạch cao.

Hơn thế, sơn trần thạch cao còn mang đến hiệu ứng thẩm mỹ đẹp mắt trong không gian khi bạn được tự do sáng tạo với màu sắc.

Sơn bả thạch cao có những đặc điểm gì?

+ Bản chất của tấm thạch cao là có bề mặt nhẵn mịn những bề mặt lại tôi màu. Chính vì vậy, trước khi đưa vào sử dụng thì bắt buộc phải có lớp sơn che phủ bên ngoài.

Trong quá trình sơn lên thạch cao thì thợ thi công thường tiến hành bả 2 lớp lên bề mặt sau đó sẽ tiếp tục thực hiện thi công sơn lót và sơn phủ.

+ Quá trình thi công sơn bả giúp làm tăng độ trắng sáng của bề mặt trần thạch cao. Thêm nữa, nó giúp làm tăng độ bám dính, giúp màu sắc không bị xuống màu hay ngả màu theo thời gian.

Có những xu hướng thiết kế trần thạch cao nào?

Trần thạch cao chìm

Đây là loại trần được thiết kế với hệ chìm khiến bạn khó có thể nhìn thấy khung xương. Với mẫu thiết kế này, căn nhà trở nên sang trọng, đẳng cấp hơn rất nhiều. Đặc biệt là với kiểu thiết kế này bạn sẽ khó lòng nhận ra đây là trần thạch cao hay trần bê tông thường thấy.

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi hay còn được biết đến là trần cao thả. Nó được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Với ưu điểm vượt trội là có khả năng che đi những khuyết điểm của công trình đã khiến rất nhà gia chủ lựa chọn cho căn nhà của mình.

Loại trần này được cấu tạo bởi những tấm thạch cao phủ nhựa trắng. Nó có những kích thước như 60x60cm, 60x120cm,… Kiểu trần nổi này khá phù hợp với những công trình như chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị,…

Trần thạch cao giật cấp

Trần nhà giật cấp là một hệ thống trần được thi công giật theo từng cấp. Từ đó tạo thành một khối hình học thẩm mỹ.

Loại trần này thường được sử dụng trong những không gian sang trọng như nhà ở, nhà hàng, khách sạn,… Tùy vào sở thích của gia chủ cũng như lối thiết kế của căn nhà mà người ta sử dụng trần giật cấp từ 2 – 3 cấp. Đây là loại trần được rất nhiều gia chủ yêu thích bởi nó mang lại giá trị thẩm mỹ cao.

Trần thạch cao phẳng

Trần thạch cao phẳng được xem là một phong cách kiến trúc khá đơn giản nhưng lại mang đến một vẻ đẹp sang trọng, hoàn mỹ. Tạo một cảm giác rộng rãi, thoải mái cho không gian sống của gia đình. Loại trần này được cấu tạo từ hệ khung xương đồng cote và tấm kết hợp hoàn hảo cùng những đường nét đơn giản. Không có những chi tiết hoa văn cầu kỳ như trong phong cách thiết kế tân cổ điển. Mang đến một vẻ đẹp đơn giản, nhẹ nhàng không kém phần hiện đại của căn nhà.

Quy trình sơn bả trần thạch cao đạt chuẩn

 Chuẩn bị bề mặt

Để đảm bảo chất lượng bám dính sơn tốt, cần chuẩn bị bề mặt khô, ổn định và sạch sẽ bằng cách:

  • Làm phẳng bề mặt trần: Sử dụng đá mài và giấy ráp để làm phẳng các vị trí gồ trên bề mặt thạch cao.
  • Làm sạch bụi bẩn: Sử dụng chồi mềm quét sạch bụi bẩn, dầu mỡ, nấm mốc và đợi bề mặt ổn định hoàn toàn mới chuyển sang bước tiếp theo.
  • Xử lý các vết nứt, lỗ rỗng (nếu có) bằng các dụng cụ kỹ thuật và phải để khô 72 giờ ở 30 độ C trước khi thi công tiếp

Trét bột bả

Thực hiện bả bột matit khi bề mặt trần thạch cao đã hoàn toàn ổn định. Đối với công trình mới, sau thời gian 7 ngày, trần khô hoàn toàn mới tiến hành sơn bả.

  • Kiểm tra bề mặt: Đảm bảo bề mặt trần phải bằng phẳng, không lỗ rỗng, không khe nứt.
  • Chuẩn bị bột bả: Trộn bột bả theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để có hỗn hợp đồng nhất.
  • Trét lớp bột bả lần 1: Đảm bảo trét một lớp với độ dày mảng ướt là 0.8 – 1mm (độ dày mảng khô là 0.5 – 0.6mm)
  • Chờ khô: Chờ khô trong vòng 16 tiếng ở nhiệt độ 30 độ C hoặc cho đến khi định hình.
  • Trét lớp bột bả lần 2: Sau thời gian chờ khô thì tiếp tục trét lớp bột bả lần 2 với độ dày tương tự. Thời gian khô tối thiểu vẫn là 16 tiếng ở 30 độ C.
  • Xả nhám: để bề mặt đảm bảo phẳng và mịn.
  • Hoàn thiện lớp bả: Kiểm tra lớp bột bả đảm bảo phẳng, mịn, khô ráo và ổn định rồi mới chuyển sang bước sơn lót và sơn hoàn thiện tiếp theo.

Lưu ý quan trọng cần biết trước khi hướng dẫn thi công trần thạch cao

  • Trước khi tiến hành làm trần thạch cao, để đảm bảo được kết cấu có thể chịu được những lực tác động lớn từ tấm thạch cao và hệ khung trần thì bạn nên tiến hành xem xét cải tạo không gian cũ
  • Việc đảm bảo môi trường từ bên ngoài là điều đầu tiên cần phải nhớ trước khi thi công trần thạch cao: đảm bảo môi trường phải luôn khô ráo, và công việc thi công trần thạchcao chỉ được bắt đầu sau khi công trình đã hoàn thiện phần cửa và cửa sổ chính vì vậy phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không bị tác động trực tiếp thời tiết.
  • Cần được sắp xếp, che phủ và kê đỡ thích hợp trước khi tiến hành thi công hệ thống trần thạch cao cho các khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện; tránh không được tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
  • Để lập bản vẽ quy cách đóng trần thạch cao thì phải cần nắm rõ, tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật, cũng như lập bản vẽ sao cho phù hợp, đúng với yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo về tính chịu lực, chống cháy lan và tính thẩm mỹ của trần.
  • Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được độ tải trọng treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.
  • Nên cân nhắc nếu có vách thạch cao, thi công phải nhìn vào thực trạng để xem nên thi công trần thạch cao trước hay vách thạch cao trước.

Kết luận

Qua bài viết trên An Phú Thịnh mong rằng bạn sẽ có được trải nghiệm tốt cũng như thu thập được một số thông tin bổ ích cho mình về cách làm trần thạch cao cụ thể. Mong rằng bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn cho căn nhà của bạn.

Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *